Đặc sản Tuyên Quang – Dân gian xưa nay vẫn lưu truyền câu nói nổi tiếng “Chè Thái gái Tuyên” để ca ngợi vẻ đẹp nổi bật của những cô gái xứ Tuyên. Thế nhưng không chỉ có thế, nền ẩm thực đa dạng cũng là một yếu tố đặc biệt làm nên nét hấp dẫn khó quên của các tín đồ du lịch khi đặt chân tới Tuyên Quang.
1. Bánh gai Chiêm Hóa
Đầu tiên, nhắc tới Tuyên Quang không thể nào bỏ qua đặc sản nức tiếng – Bánh gai Chiêm Hóa. Món bánh này làm từ nguyên liệu gồm lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, mỡ lợn, dừa tươi, mứt bí, hạt sen, dầu chuối. Lá gai với hương vị đặc trưng quyện cùng mùi thơm của gạo nếp, lá chuối khô tạo nên vị thơm ngon rất riêng mà không nơi nào có. Bởi vậy, du khách khi đi qua thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa) đều không quên mua loại đặc sản này làm quà
2. Thịt lợn đen
Nếu có dịp tới Tuyên Quang, đừng quên thử hương vị thịt lợn đen để xem sự khác biệt của thịt lợn nơi đây với các vùng miền khác nhé. Đây là một loại gia súc mà người ta sẽ chăn thả tự nhiên trên địa bàn huyện Na Hang, nó được gọi là lợn đen. Loại lợn này chỉ có trọng lượng 40-55 kg, vì chúng không được ăn cám hay dùng thuốc tăng trọng.
Hơn nữa, thịt lợn đen còn nổi tiếng có vị thơm, săn chắc, không có nước khi nấu, bì giòn. Được người ta chế biến thành những món ăn độc đáo như thịt lợn xào lăn, thịt lợn nướng riềng mẻ, thịt lợn nướng ngũ vị hương rất độc đáo và hấp dẫn nữa.
3. Gỏi cá bỗng sông Lô
Dòng sông Lô lắm tôm nhiều cá, nuôi sống con người nơi đây qua bao đời. Thơm ngon nhất phải kể đến món gỏi cá bỗng. Gỏi cá phải được làm từ thịt của những con cá nuôi được trên dưới 2 năm, thịt chắc, không dùng thính gạo mà dùng chính xương cá băm nhỏ, rang vàng rồi trộn với lạc rang. Gỏi cá bỗng ăn với các loại rau thơm, lá rừng, nước sốt sánh ngọt hứa hẹn sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm đầy thú vị
4. Rượu ngô Na Hang
Rượu ngô Na Hang rất nổi tiếng ở Tuyên Quang. Không chỉ thơm, ngọt nhưng đậm vị và rất ngấm, rượu ngô Na Hang còn có công thức đặc biệt, lên mem rượu từ lá rừng nên thứ rượu này được rất nhiều người yêu thích và nhớ mãi dù chỉ uống một lần.
5. Cam sành Hàm Yên
Cam sành Hàm Yên là một thương hiệu nổi tiếng trên khắp cả nước rồi, rất được ưa chuộng. Bởi cam được trồng trên núi cao, khí hậu mát mẻ, tạo nên vị ngọt mát. Loại cam này cũng có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng đường trên 10%, và còn dồi dào hàm lượng vitamin C nữa. Đây cũng là loại quả được yêu thích nếu bạn có ý định mua quà về cho người thân.
6. Bánh Khảo
Đây là món bánh truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, thường xuất hiện trong dịp Tết. Từng miếng bánh mềm, ngọt ngọt, đặc biệt là rất thơm, ăn mãi mà không thấy chán. Đây là món ăn truyền thống thường của người Tuyên Quang thường xuất hiện vào các ngày lễ Tết đặc biệt.
Bánh được gói vuông vức bởi 4 hình tam giác rồi được dùng hồ, làm từ 4 đỉnh tam giác gói lại trông rất vuông vức. Khi thưởng thức món bánh khảo vào trong miệng bạn sẽ cảm nhận được cái dẻo, cái khô của bột bánh và bột khô nhưng khi cắn tới phần giữa thì nhân đậu phộng, thịt là khiến tạo ra sự ướt át, beo béo của món ăn đánh bật lại cảm giác khô của món ăn tạo ra sự đặc sắc trong món ăn của người Tuyên Quang này.
7. Vịt bầu Minh Hương
Vịt bầu Minh Hương được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là đặc sản riêng có của xã Minh Hương (Hàm Yên) – địa phương được “trời ban” cho dòng suối từ khu rừng đặc dụng Cham Chu chảy qua 25 thôn bản, đã tạo nên thứ đặc sản vịt bầu không nơi nào có được.. Vịt bầu Minh Hương được thả ở những con khe, con suối, uống làn nước mát trong của núi rừng nên có hương vị thơm ngon khác biệt. Vịt có thể chế biến thành nhiều món như luộc, quay, hấp, rang muối,… ngon nhất là món vịt bầu Minh Hương xôi chõ.
8. Thịt trâu
Thịt trâu ở vùng núi Tuyên Quang nổi tiếng là sạch và ngọt thịt. Khi trâu được mổ, lấy nguyên thịt nạc, dần cho mềm và ướp với tỏi, ớt, gừng, sả và những gia vị khác, sấy trên than củi hoặc hun khói trên gác bếp. Khi ăn, có thể cuốn thịt trâu khô với lá rau cải, chấm thêm với nước tương, mù tạt, uống với bia.