TOP 10 đặc sản ngon nức tiếng bạn không thể bỏ qua khi tới Cao Bằng

đến ngày

Megatrip - Hệ thống đặt xe Limousine và Xe Giường Nằm cao cấp Toàn Quốc

Hôm nay
   
   
Đánh giá

Đặc sản Cao Bằng – Còn gì tuyệt vời hơn khi du lịch đến chốn núi rừng Tây Bắc – Cao Bằng gạo trắng nước trong để thưởng thức ngay những đặc sản của người dân nơi đây. Dưới đây là 10 đặc sản Cao Bằng ngon nổi tiếng nhất mà bạn nhất định phải thử nếu có dịp đặt chân tới vùng đất này nhé

1. Vịt quay bảy vị

Phải nói rằng đây là đặc sản nức tiếng ở xứ vùng cao này. Vịt ở đây sở dĩ ngon đến vậy là do được tẩm ướp 7 thứ gia vị riêng của núi rừng. Vịt sau khi quay có da óng màu mật, rộm vàng cánh gián. Thịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không bở, không dai.

2. Bánh trứng kiến 

Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, có hàm lượng đạm cao. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến.Trứng kiến đen rất béo, có hàm lượng protein cao.

 

3. Xôi Trám

 

Hội Kỷ lục gia Việt Nam – Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa công bố danh sách Top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam (2011 – 2016), trong đó có món xôi trám của Cao Bằng. Xôi trám là món ăn, ẩm thực đặc sản riêng của tỉnh Cao Bằng. Xôi trám đen ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy, thơm, ngon, được nhiều người ưa thích.

 

4. Bánh khảo

Bánh khảo là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Bánh được ví như là lương khô của người dân vùng cao. Bánh khảo là loại bánh ai cũng làm được nhưng phải tỉ mỉ thì bánh mới ngon. Thông thường, người Tày sẽ trộn thêm nhân đậu phộng, vừng, thịt mỡ để bánh có thêm hương vị đặc biệt.

.

5. Hạt dẻ Trùng Khánh

 

Đây là thứ quả chỉ có thể mọc trên vùng núi cao Cao Bằng. Bởi vậy, nếu đi ngang qua nơi đây, du khách nên mua cho mình vài túi hạt dẻ về làm quà. Hạt dẻ ở đây có màu nâu đều, tròn trịa, thịt chắc, vị bùi mà không ngậy. Hạt dẻ có thể đem luộc, rang, sấy hoặc ninh cùng thịt gà, chân giò vẫn giữ nguyên được mùi vị mà lại tăng thêm hương vị cho món ăn.

 

6. Miến dong đen

Những miếng miến bóng đẹp, giòn dai, có hương vị đặc trưng của bột dong mà không hề sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào. Ngày tết đến, không bao giờ có thể thiếu bát canh miến trên mâm cổ cúng tất niên. Bát canh miến nghi ngút khói với đầy đủ thịt gà, mộc nhỉ, nấm hương, thêm chút rau ngò khiến ai cũng cảm thấy ấm áp, đầy tình thương.

 

7. Lạp xưởng hun khói

Nhân của lạp xường được làm bằng thịt lợn mán đen. Tất cả được băm nhỏ và tẩm ướp gia vị, mật ong, mía… và không thể thiếu một ít rượu trắng, nước gừng, quả mắc mật rồi nhồi vào bong bóng để trở thành lạp. Cuối cùng là phơi khô khoảng ba nắng rồi treo lên bếp lửa.

8. Bò gác bếp Cao Bằng

 

Nếu có dịp đến vùng đất xa xôi tươi đẹp Cao Bằng thì đừng quên thưởng thức đặc sản nơi này và cũng đừng bỏ qua món thịt bò gác bếp.Thịt được tẩm ướp bằng các gia vị như muối, nước gừng, rượu trắng. Trước khi ướp, thịt được khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Sau khi ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.

9. Phở chua Cao Bằng 

Phở chua gắn liền với hai địa danh Lạng Sơn và Cao Bằng nhưng nhiều người khẳng định nó chính là món đặc sản của riêng vùng đất Cao Bằng và được liệt vào danh sách những món ăn chơi đặc sản Việt Nam. Nếu có dịp lên Cao Bằng đừng quên thưởng thức món phở chua đặc sản nơi đây và cảm nhận được vị ngon, đậm đà của món ăn dân dã này.

 

10. Rau Dạ Hiến 

Đây là loại rau rất đặc biệt bởi chúng chỉ mọc trên núi đá, có lẽ chính vì vậy mà hương vị của loại rau này cũng rất khác lạ. Rau có vị thơm nồng, vừa giòn, ngọt, lại bùi béo. Ngoài giá trị ẩm thực, loại rau này còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt nên thường được khách du lịch mua về sử dụng và làm quà.

 

 

 

 

 

   
1900 6772
Megatrip.me - Kênh chia sẻ kinh nghiệm du lịch tiện lợi
Logo
Enable registration in settings - general